Re: Dịch, giải Kinh Vô Ngã Tướng (Thiện Nhựt)

Đã gửi:
Thứ 6 28 Tháng 2, 2014 8:00 am
gửi bởi Bất Nhị
2.- Ngã tướng ẩn sâu trong tâm.
Hóa ra lời Phật bảo trên đây trong Kinh Kim Cang còn ẩn chứa một lý lẽ thâm sâu hơn. Phân biệt bốn tướng còn chưa đáng trách, vì đấy là chơn lý của thế gian, gọi là Tục đế.
Có sự phân biệt bốn tướng, lại cọng thêm sự chấp thủ vào bốn tướng đó mới là đáng trách.
Chơn lý theo Chánh pháp, được gọi là Chơn đế, cho thấy rằng: hễ khi có sự phân biệt giữa Ta và Người, tức thì nổi lên trong tâm tư sự chấp ngã, chẳng những tự xem mình khác hẳn với kẻ khác, lại còn tự cho mình là hơn, còn kẻ khác chẳng bằng mình.
Phật trách kẻ chỉ biết sống theo Tục đế là vì, kèm theo sự phân biệt, lại còn có sự so đo hơn kém, sự bám níu vào cái Ta, sự ấp ủ, tưng tiu thầm kín sâu bên trong tâm một cái Ngã to tướng.
Và trong bản Kinh Vô Ngã Tướng nầy, Phật vạch rõ cho ta thấy cái Ngã ấy, theo Chơn đế, chỉ là một sự tưởng tượng chẳng hề có thật trong thực tế, chỉ vì níu chặt vào nó mà chúng sanh đã phải chịu trôi lăn mãi trong cảnh Khổ của vòng Luân Hồi sanh tử.
Diễn đàn thảo luận:
Hỏi 2. Hể chúng ta chấp có mình, có người gọi là tục đế ?
Thân. CP
Re: Dịch, giải Kinh Vô Ngã Tướng (Thiện Nhựt)

Đã gửi:
Thứ 6 28 Tháng 2, 2014 4:10 pm
gửi bởi Bất Nhị
3.- Ngã tướng thường biểu hiện ra như thế nào?
Thường nghe mẩu chuyện người thợ may, may áo cho quan đại thần, hỏi rằng, quan lớn làm quan đã lâu chưa? Hỏi như thế, để cắt may vạt áo trước của ngài dài hơn vạt áo sau.
Tại sao lại như thế? Vì nếu ngài vừa nhậm chức, đi đâu cũng ngẩng cao đầu lên, ưỡn ngực mà nhìn thiên hạ, khiến cho vạt áo phía trước phải kéo lên cao, so ra chẳng bằng với vạt áo sau. Sao ngài lại ưỡn ngực, ngẩng cao đầu? Vì ngài đang nghĩ đến và ôm ấp trong lòng rằng, ta đây là ... quan lớn! Ðấy là cái Ngã của ngài đang được nuôi dưỡng trong tâm ngài đó, và nó biểu hiện ra dưới hình tướng ưỡn ngực, ngẩng cao đầu.
Biết mình đang có chức vụ cao, ý thức mình là người quan trọng, cũng đâu khiến cho mình phải ưỡn ngực lên. Mình biết mình đang làm việc gì, nghe, thấy, cảm giác v.v. đâu phải là mình đang có ngã tướng.
Chính sự hay biết rõ ràng những hành động, lời nói của mình khi mình đang nói hay hành động, đó là sự tỉnh thức, sự giữ gìn tâm ý theo chánh niệm. Chỉ khi nào thấy cái thân tâm nầy là Ta, là một con người, là một cá nhơn, là một nhơn vật quan trọng, là một vị quan lớn, bấy giờ ngã tướng, tự lâu nay nằm tiềm phục trong lòng, liền nẩy sanh ra dưới hình tướng như thế.
Hóa cho nên, biết theo dõi lời nói và cử chỉ mình trong mọi tư thế, đó là sự tỉnh thức, đó là người có chánh niệm, đâu thể trách là người có ngã tường.
Tỉnh thức hay Chánh niệm gíup ta ý thức được lời nói và cử chỉ của mình, tránh được sự buột miệng thốt lời càn rỡ, tránh được cử chỉ lố lăng, khác hẳn với cái máy kia đang hoạt động hay phát thanh mà chẳng tự biết nó đang chạy đều hay phát ra âm thanh.
Có ngã tướng là tự cho mình là một con người, một cá nhơn, một nhơn vật. Có lời nói, có cử chỉ, mà chẳng hề có một con người, một cá nhơn nào đứng ra nói và có cử chỉ đó cả. Lời nói đó, cử chỉ ấy xảy ra cho kẻ nầy, cho kẻ khác, chớ nào phải riêng Ta mới có được cử chỉ và lời nói đó đâu.
Bấy lâu nay, sống trong xã hội, chiều theo tục đế, ta bị bó buộc phải nghĩ rằng, hễ có lời nói, hay hành động, thì phải có một con người, một cá nhơn nào đang nói hay làm. Con người, cá nhơn, nhơn vật, tôi, ông, chúng nó, v.v.... đều là những qui ước được đặt ra để việc sống chung, giao thiệp với nhau trong xã hội được dễ dàng, tiện lợi mà thôi.
Làm gì có được một con người, và con người ấy nếu có, thì hình tướng ra sao? Ta chỉ thấy cái miệng đang nói, cái tay đang làm, chớ nào có một thực thể nào đang nói hay đang làm ở vào đâu cả. Ðấy là một sự thật mà Ðức Phật đã chỉ cho chúng ta thấy, trong Kinh Vô Ngã Tướng, và dạy ta phải nhìn vào thân tâm nầy đúng như thật, nghĩa là chẳng có tướng Ta, và trong Kinh Kim Cang, chẳng có Ngã tướng, Nhơn tướng, Chúng sanh tướng và Thọ giả tướng.
Diễn đàn thảo luận:
Hỏi 3. Ngã tướng thường biểu hiện ra như thế nào?
1. Biểu hiện hình tướng của tướng tá của người làm quan khác với người không làm quan.
2. Về tâm của người làm quan chấp là có chức vụ cao, tức là chấp danh (Thuộc tục đế).
Nếu người làm quan ý thức tỉnh giác và chánh niệm thì cái chức danh này là để phục vụ người dân. Thì tâm không còn ngã chấp (thuộc chân đế.)
3. Thân tâm hay con người là đối diện với con người. Thấy có tục đế nhưng một người biết tỉnh thức thì gọi là sống theo lý Chân đế. Do đó chỉ khác nhau về cái tâm. Chớ không phải cái thân. (P/s đoạn này Phật tử Vô Sự phải hiểu rõ là cử chỉ, lời nói, ý thức của ta điều là tục đế. Khi ai đặt nghi vấn về (tục đế) sự tướng thì phải đối đáp bằng sự tướng. Chớ không phải lấy ý kinh rồi phủ đầu, cho rằng người hỏi không hiểu hay ngu si. Thì cái ngã kiến, đảo ngữ nó sẽ lộ ra. Người khác nhìn vào là biết ngay. Kinh nói chớ không phải ý của Phật tử nói. Nếu học giả học kinh Viên Giác càng phải hiểu hơn về sự và lý tương xứng. Hi hi.)
Theo bạn luận thế nào để hiểu rõ là bạn không còn chấp ngã ?
Thân. CP
Re: Dịch, giải Kinh Vô Ngã Tướng (Thiện Nhựt)

Đã gửi:
Thứ 4 05 Tháng 3, 2014 10:09 pm
gửi bởi Bất Nhị
II.- Phương pháp chứng minh của Ðức Phật về sự chẳng có cái Tự ngã.
Bây giờ, xin quay về với bản Kinh Vô Ngã Tướng để nghe Ðức Phật chứng minh rằng chẳng hề có cái Ta, cái gì của Ta, hay cái Tự ngã của Ta.
Ðức Phật dùng phương pháp phân tách trong việc chứng minh nầy, một phương pháp đúng theo khoa luận lý, lại giản dị, đầy đủ mà rất dễ hiểu.
Mỗi một chúng sanh, con người hay thú vật, được phân tách ra làm hai phần: vật chất có hình sắc và tâm linh chẳng có hình dạng.
Phần vật chất được gọi là sắc uẩn, có bốn nguyên tố (tứ đại: đất, nước, gió, lửa) nhóm họp, tụ hợp thành một đơn vị, một khối.
Phần tâm linh được phân ra là (a) thọ uẩn, tập hợp của các cảm giác, (b) tưởng uẩn, là các tri giác nhóm chung nhau lại, (c) hành uẩn, các hình thành tâm linh dưới dạng thức lời nói hay hành động, và (d) thức uẩn, các sự hay biết về các đối tượng bên ngoài hoặc bên trong.
Bốn uẩn sau nầy tập hợp lại làm phần tinh thần, được gọi là tâm. Như thế, "chúng sanh", "con người" gồm có hai phần: vật chất , gọi là sắc, sắc thân; và tinh thần, kêu là tâm, còn được gọi là danh. Thân tâm hay danh sắc, đó là một thực thể sống, có thật, nhưng nó chẳng hề có một tự thể nào riêng biệt, một tự tánh nào đặc biệt để gọi đó là cái Tự ngã của nó cả. Ðó là điều mà Ðức Phật sẽ chứng minh cho ta thấy.
1. Sắc là Vô ngã.
Ðức Phật nói, Sắc, hay tấm thân vật chất là vô ngã, chẳng phải là Ta, vì nếu Sắc là Ta, chẳng phải là vô ngã, thì sao Sắc lại mang đến bịnh hoạn cho Ta. Có ai đâu lại muốn mình bịnh hoạn, ai cũng mong có đầy đủ sức khoẻ kia mà.
Lại nữa, nếu Sắc là Ta, có Ngã, thì sao khi Ta muốn có thân hình cao đẹp, Sắc lại chẳng nghe theo, lại cứ thấp lùn như thế nầy. Nếu Sắc thật là Ta, nếu Sắc chẳng phải Vô ngã, tất nhiên Sắc phải theo đúng ý muốn của Ta, mà trở nên thanh lịch hơn. Nhưng Sắc chẳng hề biết đến cái Ta, chẳng thèm lưu tâm đến cái Ta, như thế thì Sắc và cái Ta, hai thứđóchẳng có tùy thuộc gì với nhau cả, cho nên sao gọi sắc thân nầy là tấm thân của Ta, thân ta, là Ta được?
Ðấy là các tìểu đoạn 3) và 4) nói về Sắc là Vô ngã, trong Kinh văn được nói lại theo lời lẽ thông thường ngày nay cho tiện hiểu nghĩa.
2.- Thọ là Vô ngã.
Ðức Phật cũng dùng lối lập luận trên để chứng minh là Thọ uẩn cũng vô ngã. Ta biết Thọ uẩn gồm ba loại: các cảm giác vui, dễ chịu, gọi là lạc thọ, các cảm giác buồn, khó chịu, chẳng vừa ý, gọi là khổ thọ, và các cảm giác chẳng vui, chẳng khổ, có tánh cách trung hoà, gọi là thọ vô ký.
Chẳng có loại cảm thọ nào là Ngã, là Ta cả, cho nên Ðức Phật mới bảo, Thọ là Vô ngã trong hai tiểu đoạn 5) và 6) tiếp theo. Lý do thì có hai: (1) thọ có thể mang đến sự bất toại nguyện khi bịnh hoạn, (2) thọ chẳng chiều theo ý mình làm cho mình luôn luôn vui sướng được.
Ta lấy thí dụ sau đây cho thấy sự vô lý của người đang nhăn nhó vì răng đau. Anh bảo: "Ta đau răng nhức nhối, khó chịu làm sao! Thật khổ cho 'Ta' quá!" Anh ta bảo, Ta đau, Ta khổ, mà thật ra cái gì đau? cái gì khổ?
Phải chẳng nơi đau là cái răng, anh nhăn nhó là vì cái hàm có răng hư? Ta chỉ thấy nơi anh có cái răng đau, cái hàm nhức, nào đã thấy được cái gì là "cái Ta" của anh ấy đang đau ở đâu? Vì thế mà đi kết luận: cảm thọ trong thọ uẩn là vô ngã .
3.- Tưởng, Hành, Thức cũng đều Vô ngã cả.
Trước hết, hãy tìm hiểu thế nào là Tưởng uẩn, Hành uẩn vả Thức uẩn.
Tưởng uẩn là các tri giác khởi lên trong tâm, khi mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, da xúc chạm , và trong tâm đang có một ý tưởng. Tri giác có hai nhiệm vụ:
(1) ghi nhận cảm giác vừa khởi lên ở các căn (hay ở các giác quan: năm giác quan thông thường và ý căn trong tâm);
(2) nhận chân các cảm giác vừa ghi được ra như thế nào, tức là có sự hồi tưởng để nhớ lại tri giác mới nầy có giống với các tri giác cũ đã có trong một trường hợp tương tự hay không. Thí dụ: khi mắt nhìn thấy một bông hoa, tưởng uẩn liền ghi nhận tri giác đó là hoa, và biết đó là hoa hồng, vì đã nhớ lại, hoa nầy giống với hoa hồng mình đã thấy trước kia.
4.Hành uẩn
là những khởi tác tâm linh có cố ý, tạo duyên cho lời nói hay hành động diễn ra bên ngoài. Nói cách khác, đó chính là những tâm sở (tình trạng của tâm thức, còn được gọi là tâm hành) đã thúc đẩy các hành động bằng cử chỉ hay ngôn ngữ đưa đến sự tạo tác nên nghiệp lực..
Có tất cả 52 tâm hành hay 52 tâm sở, chia ra tâm sở thiện và tâm sở bất thiện; thiện thì có tâm từ, tâm hỉ, tâm vô tham v.v. ... , bất thiện thì có tâm tham lam, tâm sân hận, tâm nghi ngờ, v.v... Ðối cảnh bên ngoài, tâm liền khởi lên sự thương yêu, chê ghét, kèm theo các lời nói bình phẩm hay các hành động thương thì giữ lấy, ghét thì bỏ đi. Các tư thế đi, đứng, nằm, ngồi, hoặc nói, nín, suy nghĩ, v.v. đều do các tâm hành thúc đẩy cả.
5.Thức uẩn
là các sự hay biết trong tâm về cảnh vật bên ngoài, hay về các ý nghĩ bên trong. Có tất cả sáu thức, theo giáo lý Nam tông: nhờ có nhãn thức, ta hay biết đến các sự vật thấy được, nhĩ thức hay biết đến các âm thanh nghe được, tị thức về các mùi hương do mũi ngửi được, thiệt thức về các vị nếm ở lưỡi, thân thức về các cảm xúc ở da trên thân, và ý thức về các ý nghĩ khởi lên trong tâm.
Giáo lý Bắc tông còn thêm hai thức nữa: mạt na thức (còn gọi là truyền tống thức), có nhiệm vụ đưa các tri giác vào trong a lại da thức (còn gọi là tàng thức, nơi chứa các chủng tử của các hành động tạo nghiệp), rồi đem lịnh từ tàng thức trở ra tâm, để phát ra hành động.
Cùng với thọ uẩn, ba uẩn, tưởng, hành, thức, hợp chung lại làm phần tâm linh của một cá thể. Cũng như với sắc uẩn, thọ uẩn, Ðức Phật đã chứng minh ở các tiểu đoạn từ 7) đến tiểu đoạn 11) lần lượt rằng, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, chẳng có uẩn nào là có ngã, là Ta cả, chúng đều vô ngã.
Lý do được Ðức Phật nêu lên cũng có hai: (1) tưởng, hành, thức, mỗi uẩn đều có thể mang đến bịnh hoạn, hay sự bất toại ý cho mình, trong khi mình đâu có muốn như vậy; (2) ba uẩn ấy đều chẳng chiều theo ý muốn, chẳng hề chịu theo mạng lịnh của mình, mà trở nên như thế nầy, hoặc chẳng trở nên như thế kia. Chúng phát động ra, như chẳng hề biết đến cái Ta là gì, nên đâu có chút liên hệ gì đến cái Ta, mà mình đang cố tin tưởng là đang thật sự hiện hữu.
Trong bản Kinh, chẳng thấy các thí dụ về tánh cách vô ngã của ba uẩn tưởng, hành, thức được Ðức Phật đưa ra, nên xin ghi thêm vào để việc chứng minh rằng ba uẩn tưởng, hành, thức đều là vô ngã được thêm phần cụ thể, dễ nhớ.
Thí dụ về tưởng uẩn: nhơn nhìn thấy một bóng người lính đội mũ lưỡi trai, liền sực nhớ lại chú lính tập năm xưa bắt mình xếp hàng, hai tay gát lên đầu, ngồi cú rũ chờ suốt buổi, trong một cuộc hành quân càn quét, nên giờ đây cảm thấy hơi khó chịu trong bụng. Mình đâu muốn nghĩ đến việc cũ, thế mà cứ nhớ, cứ bị tưởng uẩn đem lại sự bất như ý về cho mình.
Thí dụ về hành uẩn: đến một công sở, thấy có để nhiều cây viết chì để điền giấy tờ, tâm sở tham nổi lên, muốn điền xong, bỏ vào bóp một cây viết chì, như thế là đang phạm vào giới đạo (trộm cắp). Mình đâu muốn phạm tội trộm, nhưng hành uẩn dưới hình thức tâm sở tham bên trong đã xúi dục bàn tay bên ngoài lấy trộm.
Diễn đàn thảo luận:
Hỏi .